Cách chế biến nhung hươu tươi và khô

Cách chế biến nhung hươu đúng phương pháp sẽ giúp phát huy tối đa tác dụng bồi bổ và điều trị bệnh của vị thuốc này.  Sau đây tôi sẽ chia sẻ với bạn những cách chế biến nhung hươu hiệu quả, đơn giản và được nhiều người yêu thích nhất.

 

SƠ CHẾ NHUNG HƯƠU

Nhung hươu tươi cần phải được sơ chế để làm sạch và loại bỏ những thành phần không cần thiết. Các bước như sau:
– Bạn lấy nhung hươu đem rửa sạch bằng nước rồi lau cho khô.
– Dùng dao cạo sạch lớp lông mịn
– Phần ngọn của nhung hươu mềm thái thành từng lát mỏng, còn phần gốc của nhung hươu cứng hơn thì dùng dao chẻ nhỏ hoặc băm nhỏ.
Nhung hươu khô thái lát là sản phẩm đã được sơ chế nên có thể dùng trực tiếp.

CÁCH CHẾ BIẾN NHUNG HƯƠU THÀNH MÓN ĂN

Đối với nhung hươu tươi mỗi người có thể dùng mỗi ngày 5-7g. Còn đối với nhung hươu khô mỗi ngày bạn dùng 2-3g. Tức là khoảng 2-3 lát mỏng (tươi hoặc khô).

– Nhung hươu hấp cơm: đây là cách chế biến nhung hươu đơn giản nhất. Bạn lấy nhung hươu thái thành lát mỏng. Cho nhung hươu vào nồi cơm lúc cạn nước, hấp trong 20-30 phút là được. Dùng hàng ngày.

– Cháo nhung hươu: nấu cháo trắng, khi cháo gần được thì cho 2-3 lát nhung hươu tươi hoặc khô vào. Khi dùng phần gốc nhung hươu (đã được băm nhỏ) để nấu cháo thì nên cho 3-5g vào ninh với gạo từ đầu cho nhừ.
Ngoài ra bạn cũng có thể cho thêm nấm đông cô (nấm hương) vào cháo để có mùi vị thơm ngon và bổ dưỡng hơn. Ngâm nấm đông cô ngâm với nước sạch cho mềm, sau đó thái nhỏ rồi cho vào nấu với cháo và nhung hươu.

Cách chế biến nhung hươu
Cháo nhung hươu

– Nhung hươu ngâm mật ong: Cách chế biến nhung hươu này giúp bạn có thể dùng sừng non tươi của hươu mỗi ngày mà không lo ngại bị hư hỏng. Khi ngâm với mật ong nhung hươu tươi sẽ để được rất lâu. Cách này chỉ dùng cho nhung hươu tươi phần ngọn mềm. Thái lát mỏng rồi băm nhỏ, cho vào ngâm cùng mật ong. Cứ 100g nhung hươu tươi thì ngâm với 250ml mật ong. Sau 1-2 tháng là có thể dùng được. Mỗi lần dùng một thìa cà phế trước lúc ăn cơm.

– Sâm Nhung Câu Kỷ thang: dùng thang thuốc này hầm với thịt hoặc hãm trà uống, đây cũng là cách chế biến nhung hươu được rất nhiều người yêu thích

Thành phần gồm của thang thuốc gồm: Nhung hươu 2-3 lát, Tây Dương Sâm 5g, Kỷ tử 5g. 

Hầm gà: Sâm Nhung Câu Kỷ 1 thang, thịt gà 100g và một ít gừng.
Lấy thịt gà nạc ở phần ức hoặc đùi rửa sạch, bỏ da, thái thành từng miếng nhỏ. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, đổ nước sôi vào vừa đủ rồi hầm bằng lửa nhỏ trong 2-3 tiếng là có thể dùng.

Hãm trà: Sâm Nhung Câu Kỷ thang cũng có thể dùng để đun sôi lấy nước uống. Bạn hãm thang thuốc bổ này nhiều lần cho đến khi nước nhạt, sau đó ăn cả bã.

Ngâm rượu: Tây Dương Sâm 50g, Nhung Hươu 50g, Câu Kỷ Tử 50g ngâm với 2 lít rượu 45 độ. Sau 30 ngày trở đi là có thể dùng được.

Cách chế biến nhung hươu thành Sâm Nhung Câu Kỷ thang
Sâm Nhung Câu Kỷ thang hãm trà

Món ăn và trà từ Sâm Nhung Câu Kỷ thang này thích hợp cho:
– Người sau khi ốm nặng hoặc mất máu
– Người huyết áp thấp
– Phòng dục quá độ làm thận tinh hao kiệt hoặc người suy giảm khả năng sinh lý
– Phụ nữ chân tay lạnh, tử cung lạnh, giảm ham muốn, chậm có con
– Người thoái hóa xương khớp, đau mỏi lưng gối.

Tây Dương sâm còn được gọi là sâm Hoa kỳ có tác dụng đại bổ nguyên khí, dưỡng âm sinh tân; nhung hươu có tác dụng bổ thận tráng dương, ích tinh huyết, sinh tinh bổ tủy, cường gân cốt; kỷ tử bổ gan thận âm, sáng mắt. Tây Dương sâm có tác dụng dưỡng âm nên rất thích hợp khi kết hợp với nhung hươu làm giảm bớt tính nóng của nhung hươu có thể gây ra đau đầu, chảy máu mũi trên cơ thể người nóng nhiệt. Đây là cách giúp bạn chế biến nhung hươu thành món ăn hoăc trà uống rất bổ dưỡng.

Lưu ý:
– Nhung hươu tươi thái nhỏ khi dùng không hết nhất thiết phải cho vào ngăn đá tủ lạnh để bảo quản tốt. Nhung hươu khô cần để nơi thoáng mát để không bị mốc, hỏng hoặc cũng có thể bảo quản lạnh.
– Người tăng huyết áp thì không nên dùng hoặc phải theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Tác dụng của nhung hươu có thể thay đổi tùy theo cơ địa mỗi người.

Bác sĩ Đông y Nguyễn Hữu Trường

Xem thêm
*Cách dùng Nhung Hươu ngâm rượu và 2 bài thuốc tráng dương, trường thọ