Bệnh hen phế quản và các câu hỏi thường gặp

Bệnh hen phế quản hay còn gọi hen suyễn là căn bệnh mạn tính gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và khả năng lao động của người bệnh. Thông qua việc trả lời các câu hỏi thường gặp dưới đây trong “Chuyên mục tư vấn điều trị bệnh hen phế quản” trên kênh FM 99.9 MHz của Đài tiếng nói nhân dân TP HCM (VOH), tôi mong rằng sẽ giúp cho quý vị hiểu rõ hơn về bệnh, cách phòng ngừa và phương pháp điều trị.

1. MC: Xin bác sĩ cho biết Đông y chia bệnh hen suyễn thành mấy dạng?  
Bác sĩ: Theo Đông y, Hen là biểu hiện của đàm đọng ở đường hô hấp gây ra tức ngực, khó thở, tiếng thở khò khè, ngậm miệng thở đều có tiếng đàm. Bệnh hen khi phát ra thường kèm theo cả chứng Suyễn.

Hen có 2 loại :
+ Hen hàn có triệu chứng: Người lạnh, sắc mặt trắng, đàm loãng, có bọt dễ khạc, không khát nước, đại tiện nhão, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền tế
+ Hen nhiệt có triệu chứng: Bứt rứt, sợ nóng, mặt môi đỏ, đờm dính và vàng, miệng khát, đại tiện táo, lưỡi đỏ, rêu dầy, mạch hoạt sác
Suyễn là chỉ vào sự hô hấp, thở cấp do phế không tuyên giáng và thận không nạp khí mà làm cho hơi đưa lên thì nhiều hơn đưa xuống thì ít, phải há miệng so vai để thở. Chứng Suyễn phát ra chưa hẳn có chứng Hen.
Suyễn có 2 loại :
+ Suyễn thực :   Do phong hàn uất ở trong phế, khí nghịch lên gây suyễn, thở gấp có tiếng rít, há miệng, không nằm được, tức ngực, phải ngồi phục mới thở được. Người mệt mỏi, đờm trắng, suyễn thực bệnh chủ yếu ở phế.
+ Suyễn hư : Cơn suyễn ngắn yếu, người rất mệt, hụt hơi, nói phều phào, tinh thần yếu đuối, vận động mạnh cơn suyễn tăng. Bệnh nặng thì hai mu chân sưng, người ớn lạnh. Mạch vi tế. Suyễn hư bệnh chủ yếu ở thận và phế.

Bác sĩ Đông y Nguyễn Hữu Trường cùng chị MC Nhã Quỳnh trong “Chuyên mục tư vấn điều trị bệnh hen phế quản” trên kênh FM 99.9 MHz của Đài tiếng nói nhân dân Tp HCM (VOH) 

2. MC: Vì sao bệnh hen phế quản thường trở nặng về đêm, thưa bác sĩ?  
Bác sĩ : Bệnh hen phế quản thường bị nặng về chủ yếu do các yếu tố sau :
1, Do công năng của các tạng phủ tiết giảm về đêm:
Về đêm, chức năng chủ khí của phế tiết giảm sẽ làm cho bệnh nhân hen phế quản hô hấp khó khăn hơn. Đồng thời chức năng nạp khí của thận giảm cũng tiết giảm, thận nạp khí không tốt khiến cho khí ngược lên phế mà cũng gây nên khó thở hơn.Do đó, bệnh hen phế quản thường trở nặng về đêm. Vì vậy, người bệnh nên uống thuốc chữa hen phế quản trước khi đi ngủ.
2, Do tà khí vượng: Khí phong, hàn thường vượng về đêm nên dễ dàng xâm nhập vào phổi qua đường hô hấp ảnh hưởng đến sự tuyên giáng khí của phế khiến cho bệnh nhân bị ho, khó thở nhiều hơn.
3, Do lúc ngủ, người bệnh nằm sai tư thế lâu làm cho hô hấp trở nên khó khăn hơn khiến cơn hen PQ dễ phát nặng hơn.

3. MC: Bệnh hen có những biểu hiện tương tự  một  số bệnh khác, ví dụ như viêm phế quản. Vậy làm sao để xác định được chính xác bệnh hen phế quản? Nguyên tắc điều trị viêm phế quản và hen phế quản theo đông y có gì khác nhau hay không? 
Bác sĩ : Hen phế quản và viêm phế quản đều là tình trạng các phế quản bị viêm, các đường dẫn khí trong phổi co thắt lại, gây ho, khó thở và tức ngực.
Để xác định bệnh hen phế các bạn có thể dựa vào các dấu hiệu đặc trưng sau đây :
Triệu chứng báo trước là hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, ho khan hoặc buồn ngủ.
Triệu chứng khi phát bệnh :
1. Ho, khó thở thành cơn về đêm hoặc khi thay đổi thời tiết. Cơn khó thở kéo dài 5-15 phút, có khi hàng giờ, hàng ngày. Sau đó giảm dần và kết thúc là một trận ho và khạc đờm dãi. Đờm dãi màu trong quánh và dính. Sau cơn hen thì hết các triệu chứng.
2. Khi thở ra, có tiếng cò cử mà bạn và người khác cũng nghe thấy  .
Ngoài ra, Tiền sử bản thân, hoặc người thân cùng huyết thống có bị bệnh hen phế quản hoặc bệnh dị ứng cũng là một trong những dấu hiệu xác định bệnh hen phế quản.
Nguyên tắc điều trị viêm phế quản và hen phế quản theo đông y có gì khác nhau hay không?:
-Trong viêm phế quản, gốc của bệnh là ở phế nên pháp điều trị thường là bổ phế, giáng khí, tiêu đờm, chỉ khái (trừ ho). Trong khi gốc của bệnh hen phế quản là do sự suy giảm chức năng của tạng phế cùng 2 tạng liên quan là tạng tỳ và thận.Vì vậy, pháp điều trị bệnh hen phế quản thường là bổ phế, thận, kiện tỳ, giáng khí, tiêu đàm, chỉ khái (trừ ho).

Bác Sĩ Đông Y Nguyễn Hữu Trường điều trị bệnh hen phế quản cho bệnh nhân

4. MC: Có phải những người thường xuyên bị ho khi trời lạnh, một thời dài sẽ biến chứng thành bệnh hen?  
Bác sĩ: Những người thường xuyên bị ho khi trời lạnh là do phế khí hư tổn nên hàn tà dễ xâm phạm vào phế làm cho phế khí không tuyên giáng được, phế nghịch sinh ra ho. Nếu không chữa trị kịp thời, để bệnh kéo dài sẽ biến chứng thành viêm phế quản hoặc hen phế quản.

5. Nghe nói nếu có ông bà/ cha mẹ bị hen thì con cháu cũng bị hen. Xin bác sĩ cho biết đó là do bị lây hay có tính di truyền?  (thính giả)

Bác sĩ : Hen không phải là bệnh lây mà là bệnh có tính di truyền. Nhưng không phải tất cả trường hợp bị hen phế quản đều di truyền cho thế hệ sau.

6. Tôi nghe nói ăn cóc trị hen, có đúng không thưa bác sĩ? (thính giả)
Bác sĩ : Trong y học cổ truyền cóc là vị thuốc có tên thiềm thừ, thịt và xương cóc thường dùng để trị kinh phong, suy sinh dưỡng, hen suyễn ở trẻ em. Tuy nhiên, việc sử dụng thịt cóc phải hết sức cẩn trọng vì trong quá trình chế biến người làm thịt cóc có thể bất cẩn để nhiễm chất độc có trong da, gan và trứng cóc sẽ gây nguy hại đến sức khỏe.

7. Ống hít có phải là cách duy nhất an toàn, hiệu quả để kiểm soát & cắt cơn hen không thưa bác sĩ?  (thính giả)
Bác sĩ : Đông y, từ xa xưa đã điều trị rất hiệu quả bệnh hen phế quản. Khi điều trị hen bằng thuốc Đông y, người bệnh sẽ thấy khỏe dần lên, đồng thời sức đề kháng cũng dần được cải thiện rõ rệt khi không còn thường xuyên bị cảm, dị ứng, viêm xoang mũi, khởi phát cơn hen . Vì vậy ống hít không phải là biện pháp duy nhất, hiệu quả để kiểm soát cơn hen.

Bác Sĩ Đông Y Nguyễn Hữu Trường Giải Đáp Các Câu Hỏi Thường Gặp Trong Điều Trị Bệnh Hen Phế Quản
8. MC: Thưa bác sĩ, hiện nay trong dân gian tồn tại hai khái niệm hen phế quản và hen suyễn. Xin bác sỹ cho biết, hen phế quản và hen suyễn có phải là một hay không?   
Bác sĩ:  Hen phế quản theo cách gọi tên bệnh của Tây y hay hen suyễn theo cách gọi tên bệnh của Đông y đều có các triệu chứng bệnh và phương pháp nhận biết bệnh tương đồng. Vì vậy, hen phế quản và hen suyễn thực chất là 1 bệnh.
Theo Đông y :
Hen là biểu hiện của đàm đọng ở đường hô hấp gây tiếng thở khò khè, ngậm miệng thở đều có tiếng đàm. Chứng Hen khi phát ra thường kèm theo cả chứng Suyễn.
Suyễn là chỉ vào sự hô hấp, thở cấp do phế không tuyên giáng và thận không nạp khí mà làm cho hơi đưa lên  nhiều hơn đưa xuống, phải há miệng so vai để thở. Chứng Suyễn phát ra chưa hẳn có chứng Hen. Trong hen thường có suyễn trong suyễn cũng thường có hen nên gọi chung là hen suyễn.

9. MC: Thưa bác sĩ, Ở người cao tuổi, trí nhớ đôi khi không còn minh mẫn, diễn tả các triệu chứng không chính xác nên khó khăn khi nhận biết hen phế quản. Có thể gây nhầm lẫn hen phế quản với một số bệnh khác như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phế quản mạn, khí phế thũng, viêm mũi, xoang, lao phổi, trào ngược dạ dày, bệnh tim…Xin bác sỹ cho biết, khi chẩn đoán, nhận biết hen phế quản ở người cao tuổi cần lưu ý những gì?  
Bác sĩ: Khi chẩn đoán, nhận biết hen phế quản ở người cao tuổi ta cần lưu ý những điều sau:

1. Tiền sử bệnh: Ở người cao tuổi tiền sử bệnh là dấu hiệu quan trọng để xác định bệnh hen phế quản. Ta cần xác định xem người bệnh có từng bị hen phế quản không? Thường phát cơn hen khi nào? Nguyên nhân khởi phát cơn hen phế quản là gì? Để làm căn cứ chẩn đoán bệnh.

2. Triệu chứng khi phát bệnh : chủ yếu là

– Ho, khó thở thành cơn thường về đêm hoặc khi thay đổi thời tiết. Khi cơn hen phế quản kết thúc thì hết các triệu chứng trên.

– Người bệnh khi thở ra, có tiếng cò cử mà bạn cũng nghe thấy.

10. MC: Thưa bác sĩ, Thông qua tổng đài  046 675 5461 chị Nguyễn Lan Phương, 44 tuổi, trú tại quận 3, tp HCM cũng đã gởi câu hỏi về chương trình:

Khoảng một tuần nay tôi bị ho, đờm nhiều, khò khè, ngực như bị bóp chặt lại, thở ra khó khăn, đặc biệt vào 2 – 3h sáng. Cứ cách khoảng 6 tháng, khi thời tiết thay đổi tôi cũng đã từng bị như vậy, tình trạng đã kéo dài 5 – 6 năm nay. Xin bác sỹ cho biết, tôi có phải bị hen phế quản hay không? Tôi có nghe nói, người bị bệnh hen sẽ có các cơn khó thở thường xuyên, như trường hợp của tôi thì mới chỉ bị có 2 lần/năm, như vậy có phải là hen hay chưa?

Bác sĩ: Những triệu chứng mà bạn vừa kể là những triệu chứng thường gặp trong các bệnh như: viêm phế quản mạn tính và hen phế quản. Vì bạn chưa nói rõ các triệu chứng trên là xảy ra từng cơn hay kéo dài liên tục cả tuần nay nên để xác định bạn có bị hen phế quản hay không cần dựa vào yếu tố sau:

Nếu như cả tuần nay các triệu chứng của bạn gồm ho, đờm nhiều, khò khè, ngực như bị bóp chặt lại, thở ra khó khăn, đặc biệt vào 2 – 3h sáng là xảy ra thành từng cơn kéo dài 5-15 phút. Sau khi hết cơn sẽ không còn các triệu chứng đó nữa thì bạn bị bệnh hen phế quản.
Người bi bệnh hen phế quản có các cơn khở thường xuyên hoặc không thường xuyên tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Nếu như các triệu chứng của bạn kéo dài suốt cả tuần sau đó giảm dần hoặc tự khỏi thì bạn bị viêm phế quản mạn tính.

Bác Sĩ Đông Y Nguyễn Hữu Trường Giải Đáp Các Câu Hỏi Thường Gặp Trong Điều Trị Bệnh Hen Phế Quản

11. Tôi bị ho 4 tháng nay, ban đầu là ho khan dần dần ho có đàm, đi mấy bệnh viện họ chẩn đoán là viêm PQ, nhưng gần đây tôi có biểu hiện là ngày nào cũng ho nhất là tầm 5-10 h tối kèm theo tức khò khè đôi khi nghe rõ tiếng cò cừ và rất khó thở. Tôi đi khám lại thì họ bảo là bị hen. Xin bác sỹ cho biết tôi có bị hen hay không và mức độ nặng hay nhẹ?  

Bác sĩ: Dấu hiệu đặc trưng để phân biệt hen phế quản với viêm phế quản đó là các triệu chứng ho, có đàm, khó thở, có tiếng cò cử phát thành từng cơn. Khi cơn hen phế quản kết thúc thì cũng hết các triệu chứng. Những triệu chứng hen phế quản của bạn diễn ra hằng ngày cho thấy bạn bị hen phế quản mức độ nặng .

12. MC: Anh Nguyễn Hữu Phước, 35 tuổi trú tại Long An có gọi về chương trình nhờ tư vấn như sau: “Tôi có các triệu chứng ho, khó thở, khò khè, nặng ngực từ năm (37) tuổi. Trong suốt gần 10 năm qua, tôi thường đi khám tại một phòng khám tư và được bác sỹ cho thuốc uống, thuốc xịt để dùng mỗi khi lên cơn khó thở. Đặc biệt gần đây, những cơn khó thở thường xuyên tái phát ở mức độ nặng. Tôi thật sự lo lắng và phân vân, không biết phải điều trị như thế nào? Xin bác sỹ tư vấn”

Bác sĩ: Các triệu chứng hen PQ của bạn có dấu hiệu nặng hơn, tần suất phát cơn hen tăng dần cho thấy việc điều trị hen PQ dự phòng của bạn không hiệu quả. Việc điều trị dự phòng hiệu quả sẽ làm giảm nhẹ các triệu chứng của cơn hen PQ, đồng thời giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, hạn chế tái phát cơn hen.
Điều trị dự phòng hiện nay có hai hướng: Theo đông y hoặc Tây y. Bạn có thể chọn phương pháp điều trị dự phòng của Đông y.
Mục đích điều trị dự phòng của Đông y là điều trị toàn diện và mang tính tổng thể cao, đem lại sự cân bằng cho toàn thân, tăng sức đề kháng của cơ thể, đồng thời quan tâm đến bài trừ nguyên nhân bệnh, vì thế bệnh mới khỏi dứt điểm được.
Thuốc hen điều trị theo Đông y thường có tác dụng tán hàn, giáng khí, tiêu đờm, trừ thấp, bổ hư. Thuốc nâng cao chức năng các Tạng Tỳ – Phế – Thận bị suy yếu và điều hòa hoạt động giữa các Tạng.

Điều Trị Hiệu Quả Bệnh Thoái Hóa Cột Sống Bằng Đông Y

13. Dân gian vẫn gọi bệnh nhân hen phế quản là máy dự báo thời tiết. Theo Đông y, tại sao bệnh nhân hen phế quản nhạy cảm với thay đổi thời tiết khí hậu?

Bác sĩ:  Theo Đông y, trong tự nhiên có lục khí gồm: phong (gió), hàn (lạnh), thử (nắng), thấp (độ ẩm), táo (độ khô), hoả (nhiệt), khi trở thành nguyên nhân gây bệnh gọi là lục dâm hay lục tà. Khi thời tiết thay đổi hay khi giao mùa là lúc 1 hoặc vài khí nào đó trong lục khí trở nên vượng. VD: lúc trời mưa thì phong và thấp vượng, mùa đông phong và hàn vượng.
Trong đó,
-Phong là dương tà, tác động vào phế làm cản trở công năng của phế là xuất nhập khí cho nên khởi đầu của bệnh hen thường thấy là bệnh nhân hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, ho rồi khó thở.
-Hàn là âm tà, tác động và phế gây rối loạn công năng của phế
-Thấp cũng là âm tà,từ ngoài tác động dần vào tỳ vị làm mất công năng vận hóa của tỳ vị, không phân lập thăng giáng thanh trọc mà sinh đàm, đàm trở trệ phế khí sinh khó thở, đàm vào thận mà sinh ho…(Theo Tuệ Tĩnh)

Khi công năng phế suy giảm hay phế khí hư, tà khí sẽ dễ dàng xâm nhập vào phế  (phổi) trước tiên qua da lông và mũi lúc ta tiếp xúc với không khí và hít thở, sau đó lưu trú ở phế  rồi gây bệnh ở phế, làm rối loạn công năng của phế, làm phế khí mất tuyên giáng mà gây ra các triệu chứng như: hắt hơi, ho, có đờm, khó thở, tức ngực.
Những người bệnh hen PQ thường có gốc của bệnh là ở phế như: phế khí hư, phế âm hư… nên họ rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết mà ta vẫn hay gọi bệnh nhân hen phế quản là máy dự báo thời tiết.

14. MC: Mời bác sĩ lắng nghe câu hỏi thính giả gởi đến chương trình: Tôi bị hen phế quản mãn tính đã  10 năm nay. Tuy nhiên chỉ khi thời tiết giao mùa cơn hen mới hay tái phát. Thời điểm hiện nay tôi không có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh hen, đến tầm tháng 09 – tháng 10, cơn khó thở mới trở lại.  Càng có tuổi thì mức độ bệnh càng nặng lên. Vậy tôi nên điều trị ra sao và bằng thuốc nào?

Bác sĩ: Trong điều trị bệnh hen phế quản quan trọng nhất là phòng chống cơn hen tái phát. Trong trường hợp của bạn, cơn hen thường khởi phát lúc thời tiết bắt đầu chuyển lạnh và bệnh có dấu hiệu nặng dần khi lớn tuổi là do sức đề kháng, công năng của tạng phủ suy giảm làm cho cơn hen khởi phát thường xuyên hơn. Để điều trị hiệu quả bệnh hen phế quản, bạn nên điều trị bằng thuốc Đông y có nguồn gốc thảo dược, sẽ tránh được các tác dụng phụ thường gặp khi sự dụng thuốc Tây như : loét dạ dày tá tràng ; loãng và xốp xương ; ức chế miễn dịch, giảm sức đề kháng của cơ thể. Ngoài ra, điều trị hen phế quản bằng Đông y còn giúp điều hòa, phục hồi và nâng cao chức năng của các tạng tỳ, phế, thận bị suy yếu. Từ đó, đem lại sự cân bằng cho toàn thân, tăng sức đề kháng của cơ thể. Nhờ vậy, số lần lên cơn khó thở thưa hơn và cơn hen nhẹ dần, từ đó không tái phát.

15. Đông y có ưu thế trong điều trị tận gốc các bệnh mãn tính, trong đó có hen phế quản. Vậy kết hợp điều trị giữa đông y và Tây y như thế nào để có hiệu quả?
Bác sĩ: Kết hợp Đông y và Tây y trong điều trị bệnh hen PQ sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất, vì:
– Tây y với các dạng thuốc xịt có tác dụng làm giản phế quản nhanh, có ưu điểm cắt cơn hen cấp tính nhan chóng. Khi qua cơn hen cấp thì điều trị dự phòng bằng Đông y: cắt cơn hen cấp tính
– Đông y điều trị dự phòng hen PQ có ưu điểm là tránh được các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc Tây như : loét dạ dày tá tràng , loãng và xốp xương, đồng thời giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng từ đó mang lại hiệu quả cao trong phòng ngừa cơn hen tái phát.

>>>Trị bệnh trĩ nên chọn Đông y hay Tây y

Bác sĩ Đông y Nguyễn Hữu Trường