Dấu hiệu bệnh trĩ và cách phòng tránh

Dấu hiệu bệnh trĩ khi được phát hiện sớm sẽ giúp chúng ta điều trị dễ dàng và nhanh chóng hơn. Sau khi đại tiện, nếu thấy một trong các dấu hiệu dưới đây, bạn nên gặp bác sĩ để tư vấn và điều trị để tránh các biến chứng của bệnh trĩ gây ra.

CÁC DẤU HIỆU CỦA BỆNH TRĨ

Chảy máu: là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất. Lúc mới đầu, máu chảy rất kín đáo, bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy vệ sinh, thấy có màu đỏ hoặc có vài tia máu rất nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Máu chỉ có khi táo bón do rặn nhiều lúc đại tiện. Về sau máu chảy thường xuyên hơn và lượng máu cũng nhiều hơn, có thể nhìn thấy máu trong bồn cầu. Nhiều bệnh nhân mỗi khi đại tiện, mới ngồi xuống là máu đã chảy nhỏ giọt hay có khi thành tia như “cắt tiết gà”. Đây là dấu hiệu rất thường gặp của bệnh trĩ.

Sa búi trĩ: Búi trĩ sa ra ngoài ống hậu môn là mức độ nặng của trĩ nội. Trĩ nội lúc đầu nằm hoàn toàn trong lòng ống hậu môn. Nếu không có chảy máu, bệnh nhân hoàn toàn không biết mình mắc bệnh trĩ. Bũi trĩ lớn dần và khi quá lớn thì lòi ra ngoài.
Tùy theo độ lớn của búi trĩ lòi ra ngoài mà ảnh hưởng nhiều hay ít đến sinh hoạt cuộc sống. Đa số bệnh nhân đi khám bệnh vì bũi trĩ sa ra ngoài, gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt. Mỗi lần đại tiện xong, mất hàng giờ để búi trĩ tự thu vào trong ống hậu môn hay phải dùng tay nhét vào. Dấu hiệu này thường xuất hiện khi bệnh trĩ thường tái diễn

Video tìm hiểu về bệnh trĩ: nguyên nhân và triệu chứng

Đau quanh vùng hậu môn: cảm giác đau nhiều xung quanh vùng hậu môn sau khi đại tiện thường là do biến chứng tắc mạch, sa nghẹt hoặc là do tình trạng co thắt của các cơ, do thương tổn nứt hậu môn đi kèm. Khi tắc mạch cấp tính, bệnh nhân rất đau nhất là khi ngồi nên chỉ ngồi bằng một bên mông. Nếu tắc mạch lâu ngày bệnh nhân cảm giác được một điểm đau chói, luôn có cảm giác vướng cộm, thường được ví như chân mang giày rộng trong đó có một viên sỏi nhỏ.

Ngứa hậu môn: do ống hậu môn viêm tiết dịch gây ướt và ngứa.

Các dấu hiệu của bệnh trĩ không khó để phát hiện. Khi thấy có các dấu hiệu trên, bạn nên liên hệ bác sĩ để được tư vấn điều trị sớm nhắm tránh làm cho bệnh nặng hơn, dễ gây ra nhiều biến chứng.

>>> Trị bệnh trĩ nên chọn Đông y hay Tây y?

CÁCH PHÒNG BỆNH TRĨ
Bệnh trĩ rất dễ tái phát, gây ra cảm giác rất đau đớn và khó chiu. Tuy nhiên bệnh trĩ lại rất dễ phòng tránh tái phát khi lưu ý và thực hiện những điều dưới đây:
-Chế độ ăn uống: chế độ ăn uống hợp lý giúp tránh táo bón – là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ. Theo đó, uống đủ nước mỗi ngày từ 1.5-2 lít nước. Ăn nhiều rau xanh và trái cây nhuận trường như: diếp cá, rau lang, khoai lang, mồng tơi, đậu bắp, đu đủ, thanh long, chuối… Hạn chế ăn các gia vị cay nóng và chất kích thích như: tiêu ớt, cà phê, rượu… để tránh táo bón.

Bác sĩ Đông y Nguyễn Hữu Trường trong mục “cẩm nang 365” trên kênh truyền hình SCTV4

-Không khiêng quá nặng, ngồi quá lâu hay ngồi xổm làm tăng áp lực hậu môn và làm giảm sự lưu thông máu tại khoang chậu gây ứ máu ở các tĩnh mạch hậu môn mà sinh bệnh.

-Rửa sạch hậu môn thay vì chùi giấy sau khi đi vệ sinh giúp làm sạch và không tổn thương niêm mạc xung quanh hậu môn.

-Tập thói quen đi cầu hàng ngày và đúng giờ. Sáng sớm thức dậy bụng đói nên uống 1 ly nước ấm, sau đó đặt 2 tay chồng lên nhau ấn vào bụng với 1 lực vừa phải và xoa bụng theo chiều kim đồng hồ từ phải qua trái khoảng 15 lần.

-Tập thể dục: bơi lội, đi bộ… tùy theo sức khỏe, hoàn cảnh và khả năng mỗi người. Ngoài ra, có thể tập Yoga, tập khí công nhíu hậu môn giúp vận động và phục hồi cơ nâng hậu môn hạn chế tình trạng sa búi trĩ.

Phòng tránh bệnh trĩ tốt không chỉ giúp cho bệnh ít bị tái phát mà còn giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Sau khi uống thuốc đã khỏi bệnh, người bệnh cố gắng thực hiện những điều trên để không còn gặp những phiền toái do căn bệnh trĩ gây ra.

Bác sĩ Đông y Nguyễn Hữu Trường