Cây mật gấu Nam là loại thảo dược lành tính, bộ phận dùng làm thuốc là lá cây. Vì lá cây có thể dùng để làm thực phẩm ăn hàng ngày nên cũng rất an toàn cho sức khỏe khi dùng lâu dài.
Bài viết được đăng trên báo điện tử afamily.vn >>>xem tin gốc
Nhầm lẫn về tác dụng chữa bệnh của mật gấu nam và mật gấu bắc
Đường huyết cao, mỡ máu cao và huyết áp cao là các bệnh mạn tính độc lập nhưng có mối liên quan và thường kết hợp với nhau cùng phát bệnh hoặc một bệnh phát trước sau đó tạo điều kiện thuận lợi để hình thành bệnh kia. “Tam cao” là cách gọi tắt của nhóm bệnh gồm đường huyết cao, mỡ máu cao và huyết áp cao. “Tam cao” thường gặp ở người bệnh tiểu đường và người cao tuổi. Người bị chứng “tam cao” nếu không chú trọng điều trị rất dễ bị các biến chứng như xơ vữa động mạch, đột quỵ não và tổn thương đến các cơ quan như tim, thận, mắt…
Để điều trị “tam cao”, người bệnh phải đồng thời dùng thuốc điều trị tiểu đường, huyết áp cao, mỡ máu cao hàng ngày và thường xuyên theo dõi các chỉ số của bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Tây y trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Bên cạnh đó cũng có nhiều trường hợp người bệnh đã dùng thuốc điều trị nhưng các chỉ số cũng không đạt mức an toàn cho phép. Vì vậy, ngoài việc dùng thuốc điều trị, người bệnh có mong muốn tìm thêm các loại thực phẩm, thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị, giúp chứng “tam cao” ổn định hơn và hạn chế những tác dụng phụ do thuốc Tân dược gây ra. Cây mật gấu là thảo dược có sẵn trong dân gian, rất dễ trồng, giá thành rẻ có thể đáp ứng rất tốt nhu cầu trên của người bệnh.
Thời gian gần đây rất nhiều người bệnh quan tâm, tìm mua cây mật gấu để chữa bệnh “tam cao”. Theo như lời của những bệnh nhân này, cây mật gấu có tác dụng độc đáo trong hỗ trợ điều trị đường huyết cao, mỡ máu cao, huyết áp cao rất tốt.
Tuy nhiên hiện nay rất nhiều thông tin trên báo, tivi bị nhầm lẫn giữa cây mật gấu này và cây mật gấu Bắc. Hai cây này có hình dạng và tác dụng khác nhau.
Sử dụng cây mật gấu Nam mới đem lại tác dụng chữa “tam cao”
Cây mật gấu là cây thân mềm, mọc thành bụi, được trồng nhiều ở các tỉnh Nam Bộ. Người ta còn là cây lá đắng hay cây mật gấu Nam để phân biệt với cây mật gấu Bắc (còn gọi là cây Hoàng liên Ô rô, một loại cây thân gỗ mọc nhiều ở các tỉnh phía Bắc). Hai cây này có hình dạng và tác dụng chữa bệnh hoàn toàn khác nhau, vì vậy bạn cần lưu ý để tránh nhầm lẫn. Trong phạm vi bài viết này, chuyên gia sẽ tập trung nói về cây mật gấu Nam.
Cây mật gấu có nguồn gốc từ nước Nigeria ở Châu Phi, với tên gọi “bitter leaf” tức là “lá đắng” (tên khoa học là Vernonia amygdalina). Ở Nigeria, cây mật gấu không chỉ được dùng để làm thuốc mà còn được dùng làm thức ăn, nước uống rất phổ biến. Theo các tài liệu nghiên cứu ở Nigeria, tác dụng chính của cây mật gấu là:
– Giảm lượng đường trong máu ở người đái tháo đường.
– Giảm mỡ máu xấu (LDL cholesterol).
– Hạ huyết áp.
– Hạ sốt và phòng chống sốt rét.
– Chữa rối loạn tiêu hóa và kiết lỵ.
– Lợi sữa cho phụ nữ sau khi sinh.
– Chữa ngứa và các bệnh ngoài da nhờ tính kháng sinh và kháng nấm.
– Giải độc cho cơ thể, bảo vệ gan thận.
– Phòng chống ung thư.
Với 3 tác dụng nổi trội là hạ đường cao trong máu, hạ mỡ máu xấu, hạ huyết áp giúp cho cây thuốc này được yêu thích và được du nhập sang nhiều nước châu Á có khí hậu ôn đới và nhiệt đới như: Malaysia, Singapo, Trung Quốc, Việt Nam…
Do cây mật gấu mới du nhập vào Việt Nam khoảng vài năm nay nên thông tin về tác dụng của cây thuốc này chưa được cập nhật trong các tài liệu về thảo dược của Bộ Y Tế. Tuy nhiên, qua kinh nghiệm dùng cây mật gấu Nam chữa bệnh của người dân Việt Nam trong thời gian qua, người ta nhận thấy cây thuốc này khi trồng ở Việt Nam cũng có đầy đủ các tác dụng chữa bệnh như đã được công bố ở Nigeria và các nước khác.
Sử dụng lá cây mật gấu Nam như rau ăn hàng ngày
Cây mật gấu Nam là loại thảo dược lành tính, bộ phận dùng làm thuốc là lá cây. Vì lá cây có thể dùng để làm thực phẩm ăn hàng ngày nên cũng rất an toàn cho sức khỏe khi dùng lâu dài. Để hỗ trợ điều trị đường huyết cao, mỡ máu cao hoặc huyết áp cao, bạn có thể dùng cây mật gấu theo các cách sau:
BS Đông y Nguyễn Hữu Trường đang thăm khám bệnh nhân.
– Rửa sạch lá mật gấu, cuốn lại rồi cho vào miệng nhai. Mỗi ngày chỉ cần ăn 2 lá tươi. Bạn cũng có thể tăng dần lên 4 lá, 6 lá… để tìm ra được liều lượng phù hợp giúp đạt hiệu quả điều trị tốt với cơ địa của mình. Dùng liên tục cho đến khi các chỉ số của của bệnh ổn định, sau đó mỗi tuần có thể dùng 2-3 lần. Nếu sợ đắng, bạn có thể ăn cùng các loại trái cây và rau khác như cam, bí đỏ…
– Bạn cũng có thể sử dụng một máy xay sinh tố, cho vào 5-6 lá và một ít nước rồi xay nhuyễn, sau đó lọc bằng vải hoặc phin cà phê để được nước ép của cây lá đắng này.
– Phơi khô lá mật gấu để hãm với nước sôi như uống trà hàng ngày. Mỗi ngày dùng 10g hãm nước sôi để uống.
*Lưu ý: Vì có tác dụng hạ huyết áp nên lưu ý những người huyết áp thấp không nên dùng lá mật gấu. Bạn cũng không nên dùng lá mật gấu trong khi mang thai hoặc đang muốn có thai, vì dùng nhiều có thể gây ra sẩy thai.
Tiểu Nguyễn / Theo Trí Thức Trẻ