Cách phân biệt đông trùng hạ thảo thật và giả

Đông trùng hạ thảo (Cordyceps Sinensis) từ xa xưa đến nay luôn được mệnh danh là “thần dược”, “thảo dược quý hơn vàng” về nghĩa đen và nghĩa bóng và “thảo dược dành cho bậc vua chúa”. Vị thuốc này là sự kỳ diệu của tạo hóa khi kết hợp cả thành phần động vật và thực vật trên cùng một thực thể (mùa đông là con sâu dưới đất, đến mùa hè nấm mọc chồi từ đầu sâu nhô lên mặt đất tạo thành Đông trùng hạ thảo).

Cách Phân Biệt Đông Trùng Hạ Thảo Thật Và Giả
Đông Trùng Hạ Thảo Tây Tạng ( Cordyceps sinensis) trong tự nhiên – thu hoạch – sau khi đã làm sạch

Đông trùng hạ thảo quý bởi công dụng vượt trội trong chữa bệnh và bồi bổ cơ thể so với các loại thảo dược khác. Và hiếm bởi sinh trưởng chậm trên các sườn núi cao trên 4000m so với mực nước biển nên sản lượng rất ít, đến nay vẫn chưa thể nuôi trồng nhân tạo. Sự quý hiếm đó làm cho giá trị của Đông trùng hạ thảo trở nên vô cùng đắt đỏ khiến cho hàng giả (được làm bằng bột, thạch cao…) và các loại gần giống với Đông trùng hạ thảo (có rất nhiều loại nấm mọc trên thân sâu nhưng không phải là Đông trùng hạ thảo) tràn ngập trên thị trường khiến người mua lẫn lộn, không phân biệt được.
Do giá quá đắt đỏ nên ít khi được dùng trong điều trị bệnh, đồng thời việc làm giả ngày càng tinh vi nên nhiều người làm công tác chuyên môn không phân biệt được thật giả là lẽ thường tình. Thậm chí có nhiều người bán Đông trùng hạ thảo nhiều năm cũng chưa từng thấy qua Đông trùng hạ thảo thật.

Cách Phân Biệt Đông Trùng Hạ Thảo Thật Và Giả
Quan sát để phân biệt thật giả

I. CÁC ĐẶC ĐIỂM NHẬN DẠNG ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO (Cordyceps Sinensis)
Đông trùng hạ thảo phẩm chất tốt nhất có nguồn gốc ở tỉnh Tây Tạng – Trung Quốc. Dưới đây là một số đặc điểm nhận dạng của Đông trùng hạ thảo Tây Tạng.
 
1. Màu sắc: Đông trùng hạ thảo thật chia làm 2 phần “trùng” và “thảo”. Bề mặt “trùng” có màu vàng nâu. 
+ Gần đầu “trùng” có 1 đoạn màu vàng nhạt và sáng hơn rõ rệt (do bị “thảo” hút chất dinh dưỡng). 
+ Bề mặt “thảo” có màu của cành cây khô, đoạn gần gốc “thảo” hơi ngả vàng, ngọn “thảo” vuốt nhọn. 
+ Mắt “trùng” phẳng, không lồi có màu nâu đỏ. Một số trường hợp, phần gốc của “thảo” phủ lên mắt “trùng”, bạn chỉ cần lấy móng tay cào nhẹ sẽ thấy được mắt trùng màu nâu đỏ.

2. Hình dáng: 

+ Ở lưng có các vân vòng rõ nét, cứ 3 vân vòng liền sát nhau thành 1 đốt
+ Có đủ 8 cặp chân: 4 cặp chân ở giữa căng tròn rõ rệt; 3 cặp chân gần đầu bị thoái hóa, liền sát nhau và 1 cặp chân ở đuôi rất rõ.
+ Khi bẻ đôi đoạn gần đầu “trùng” sẽ thấy ở giữa mặt cắt có 1 vệt đen mờ hình chữ V, đó là đường tiêu hóa của “trùng”.

Cách Phân Biệt Đông Trùng Hạ Thảo Thật Và Giả
Mặt cắt ngang ĐTHT

3. Ngửi mùi: Khi mở nắp hộp kín đựng Đông trùng hạ thảo sẽ thấy mùi nồng, hơi tanh và mùi thơm của nấm.

4. Cân nặng: Đông trùng hạ thảo thật nhẹ như bông, sau khi đã tinh chế (loại bỏ đất, làm sạch, sấy khô 98%), loại nhỏ nhất 1g có 7 con và loại to nhất 1g có 2 con. Trong khi hàng giả làm bằng bột hoặc thạch cao hoặc dùng sâu chít làm giả khi cầm sẽ thấy nặng hơn (1 con sẽ nặng từ 1.5g – 3g), khi nhai lâu thì dính răng.

Cách Phân Biệt Đông Trùng Hạ Thảo Thật Và Giả
ĐTHT loại 5 con 1g tại Y Tâm Đường

5. Kích thước: “trùng” dài 3-5 cm, đường kính 0.3-0.7cm. “Thảo” dài gần bằng hoặc dài hơn “trùng” một chút.

Cách Phân Biệt Đông Trùng Hạ Thảo Thật Và Giả
ĐTHT loại 5 con 1g tại Y Tâm Đường

II. PHÂN BIỆT VỚI NHỮNG DẠNG GIỐNG 
Có hơn 400 loại nấm mọc trên thân sâu, nhưng chỉ có 1 loại được gọi là Đông trùng hạ thảo (Cordyceps Sinensis). Những loại còn lại có tính dược kém hơn nhiều hoặc không có giá trị làm thuốc và bồi bổ cơ thể, thậm chí còn gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là hình ảnh của một số dạng giống với Đông trùng hạ thảo được bán nhiều trên thị trường.

Cách Phân Biệt Đông Trùng Hạ Thảo Thật Và Giả Cách Phân Biệt Đông Trùng Hạ Thảo Thật Và Giả

III. PHÂN BIỆT VỚI HÀNG GIẢ
Khi bạn đã phân biệt được Đông trùng hạ thảo với những loại gần giống thì những loại làm giả sẽ rất dễ dàng nhận biết bởi hình dạng bên ngoài thô cứng, không tự nhiên, kiểu dáng các con gần như nhau do cùng được dập từ một vài khuôn mẫu.

Cách Phân Biệt Đông Trùng Hạ Thảo Thật Và Giả
ĐTHT giả được làm bằng bột, nhìn kỹ sẽ thấy không được tự nhiên

IV. KINH NGHIỆM KHI MUA 
Đông trùng hạ thảo thật được phân loại to nhỏ rất kỹ và rõ ràng theo số con trên 1 gram. Càng ít con trên 1 gram tức là kích thước con lớn hơn, giá trị sẽ đắt hơn. Trong khi các loại có hình dạng gần giống với Đông trùng hạ thảo thường được bán theo khối lượng mà không phân loại theo số con trên 1 gram. Đông trùng hạ thảo được phân thành các loại như sau:
Loại A7000 tức 1g có 7 con 
Loại A6000 tức 1g có 6 con 
Loại A5000 tức 1g có 5 con 
Loại A4000 tức 1g có 4 con   
Loại A3000 tức 1g có 3 con 
Loại A2000 (lớn nhất) tức 1g có 2 con 
 
Đông trùng hạ thảo mỗi năm thu hoạch một lần vào mùa hạ, có kích thước phổ biến nhất là loại A5000 và A4000, chất lượng ổn định. Các loại A6000 và A7000 thì quá nhỏ, giá lại không rẻ hơn nhiều. Trong khi các loại A3000 và A2000 là những con có kích thước lớn, được tuyển chọn trong số những con thu hoạch được nhưng lại có giá trị đắt hơn nhiều do hiếm hơn. Vì vậy dùng các loại A5000 và A4000 sẽ chất lượng và kinh tế hơn cả.

Mong rằng qua bài viết này sẽ giúp quý vị hiểu rõ hơn về Đông trùng hạ thảo, đồng thời có thể phân biệt được chính xác Đông trùng hạ thảo thật và giả. Quý vị còn quan tâm về công dụng và cách dùng của Đông trùng hạ thảo có thể xem thêm bài viết sau: “Đông trùng hạ thảo công dụng và cách dùng”

Bác sĩ Đông y Nguyễn Hữu Trường

Xem thêm

Trùng thảo hoa – Thảo dược quý dùng thay thế đông trùng hạ thảo