Trị bệnh trĩ nên chọn phương pháp nào, Đông y hay Tây y? luôn là sự băn khoăn của rất nhiều bệnh nhân. Phương pháp trị bệnh trĩ bằng Đông y hay Tây y có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với cơ địa và tình trạng bệnh hiện tại sẽ giúp người bệnh nhanh chóng khỏi bệnh và ít bị tái phát. Trong bài viết này, tôi mong rằng sẽ giúp quý vị hiểu được cách chữa bệnh trĩ bằng Tây y và Đông y, từ đó có thể chọn ra cho mình phương pháp phù hợp nhất.
Bệnh trĩ khi mới mắc phải, tuy có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nhưng không nặng nề. Vì vậy người bệnh thường rất ngại đi khám bệnh. Chỉ đến khi bệnh nặng hoặc xuất hiện các biến chứng như tắc mạch, khối trĩ sa nghẹt gây đau đớn dữ dội, phù nề, chảy máu nhiều sau đại tiện, nhiễm trùng… người bệnh mới chịu đi chữa trị. Sự chậm trễ trong điều trị gây ra những tổn thương lớn nên việc điều trị lúc này hết sức khó khăn.
Video tìm hiểu về bệnh trĩ
>>>Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ và cách phòng tránh
Các triệu chứng của bệnh trĩ
Bệnh trĩ thường có các triệu chứng như: đại tiện ra máu, sa giãn búi trĩ, đau quanh vùng hậu môn, ngứa và tăng tiết dịch hậu môn. Người bị bệnh trĩ do phải chịu đựng những khổ sở dai dẳng mà bệnh gây ra trong thời gian dài nên thường có tâm lý mong muốn cắt bỏ ngay khi không thể tiếp tục chịu đựng thêm.
Tuy nhiên, việc trị bệnh trĩ bằng phẫu thuật hay thủ thuật (chích xơ, thắt trĩ, đốt lạnh…) giúp loại bỏ “phần ngọn” của bệnh một cách nhanh chóng nhưng lại chưa trị được gốc của bệnh tức là các nguyên nhân gây ra bệnh. Vì vậy, bệnh vẫn có thể tái phát và nặng hơn trước đó. Trong một số trường hợp, phương pháp phẫu thuật hay thủ thuật trĩ có thể gây ra những tai biến như áp xe hậu môn, rò hậu môn, hẹp hậu môn, tổn thương cơ thắt hậu môn làm cho đại tiện không tự chủ…
Đối với các trường hợp trĩ nội từ độ 1 đến độ 3 và trĩ ngoại giai đoạn đầu hoặc các trường hợp có nhiều bệnh mạn tính như: tiểu đường, tim mạch, dị ứng thuốc kháng sinh… không thuận lợi cho điều trị bằng phẫu thuật, người bệnh nên chọn phương pháp điều trị nội khoa Đông y. Và chỉ nên chọn phương pháp phẫu thuật khi điều trị bảo tồn không hiệu quả hoặc bệnh trĩ thuộc các mức độ sau:
– Trĩ nội độ 3 có búi trĩ rất to
– Trĩ nội độ 4
– Xuất hiện biến chứng của bệnh trĩ gây ra huyết khối và tắc nghẹt cấp tính
– Trĩ ngoại lớn gây chảy máu thường xuyên và đau đớn nhiều.
Trị bệnh trĩ bằng Đông y
Trị bệnh trĩ bằng Đông y là phương pháp rất an toàn và hiệu quả đã được ông bà ta ứng dụng từ xa xưa. Dựa trên thực tiễn điều trị qua hàng nghìn năm đã hình thành nên các phương pháp luận và bài thuốc lưu truyền cho đến nay.
Đông y cho rằng “thấp nhiệt hạ chú”, “khí trệ huyết ứ” ở vùng trực tràng hậu môn và “tỳ hư khí hãm” là các nguyên nhân thường gây ra bệnh trĩ.
– Thấp nhiệt (thấp tức là khí ẩm thấp, nhiệt tức là hỏa nhiệt) có thể là các tà khí trong tự nhiên xâm nhập vào cơ thể gây bệnh. Hoặc, khi ăn uống không điều độ, chức năng tỳ vị hư tổn hay tình chí mất cân bằng cũng có thể sinh ra thấp nhiệt. “Thấp nhiệt hạ chú” tức là thấp nhiệt đi xuống dưới và lưu trú tại vùng trực tràng hậu môn gây ra các triệu chứng: đại tiện ra máu tươi, số lượng nhiều, niêm mạc hậu môn trực tràng phù và thoát ra ngoài, cảm giác đau và nóng rát hậu môn hoặc ngứa và tiết dịch hậu môn, đại tiện phân có thể táo hoặc bình thường hoặc lỏng.
– Khí và huyết là hai loại vật chất cơ bản nhất để duy trì hoạt động sống của cơ thể. “Khí trệ huyết ứ” là khi khí vận hành không thuận lợi sẽ làm cho huyết dịch ứ trệ tại vùng trực tràng hậu môn. Lượng máu ứ trệ này tăng dần làm tĩnh mạch hậu môn căng phồng lên, thành tĩnh mạch mỏng ra. Khi đại tiện sẽ bị vỡ bởi áp lực rặn hoặc do phân cứng cứa thủng, chảy máu. Trên lâm sàng thường gặp các triệu chứng sau: Sa niêm mạc trực tràng, hậu môn hẹp, phần niêm mạc bị sa xuống căng đau, nếu nặng có thể hình thành huyết khối gây tắc mạch hoặc phù thũng.
– Khi tỳ hư công năng tiêu hóa hấp thu suy giảm làm quá trình hóa sinh thủy cốc (đồ ăn thức uống) thành các chất tinh vi giúp tạo ra khí huyết để nuôi dưỡng tổ chức, tạng phủ giảm theo. Tỳ hư sẽ làm cho khí sinh ra không đầy đủ nên không thể thăng cử lên trên mà hạ hãm xuống dưới, gọi là khí hãm. Khí hãm làm cho các tạng phủ không được nâng đỡ nên dễ sa ra ngoài, gây ra các bệnh chứng như: sa tử cung, sa trực tràng, sa hậu môn, sa giãn tĩnh mạch trĩ… “Tỳ hư khí hãm” thường thấy các triệu chứng như: cảm giác sa hậu môn ra ngoài hoặc sa búi trĩ ra ngoài phải dùng tay đẩy lên, người mệt mỏi, thở yếu, ăn kém, đại tiện phân lỏng.
Bác sĩ Đông y Nguyễn Hữu Trường hướng trong mục “cẩm nang 365” trên kênh truyền hình SCTV4
Đông y trị bệnh trĩ thường dùng các bài thuốc thanh nhiệt, lương huyết nhuận táo, trừ thấp trong trường hợp “thấp nhiệt hạ chú”. Hoặc dùng các bài thuốc lý khí, hoạt huyết hóa ứ để không còn khí trệ huyết ứ. Hoặc dùng các bài thuốc bổ khí thăng đề để điều trị trong trường hợp tỳ hư khí hãm.
Trên thực tế, người bệnh có thể gặp nhiều nguyên nhân gây bệnh cùng lúc. Quá trình điều trị cần được thầy thuốc chẩn đoán và lựa chọn phương pháp thích hợp để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bệnh trĩ dễ mắc phải, tuy không khó điều trị nhưng lại dễ tái phát. Vì vậy, khi đã khỏi bệnh, người bệnh cần có chế độ làm việc và ăn uống hợp lý để tránh tái phát.
Bác sĩ Đông y Nguyễn Hữu Trường
Liên hệ tư vấn, khám bệnh và điều trị bệnh trĩ
PHÒNG KHÁM ĐÔNG Y – Y TÂM ĐƯỜNG
ĐT: 0964.663.729 – Email tư vấn: dongy@ytamduong.vn
Lương y Bùi Thị Thìn – Bác sĩ Đông y Nguyễn Hữu Trường – Bác sĩ Đông y Nguyễn Thị Thảo
Địa chỉ: 40/4C mặt tiền đường Phan Văn Hớn, Xuân Thới Thượng, Hóc Môn, TpHCM